Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn quá can thiệp vào cuộc sống của trẻ

Việc chúng ta luôn cố gắng để con không bao giờ bị vấy bẩn, ốm đau…mặt trái của nó là vô tình thiết lập những thất bại cho con cái trong cuộc sống sau này. Con cái bạn quen được che chở nên mất kĩ năng đối phó với những khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, đó là những điều cha mẹ nên nhìn nhận lại. Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn quá tham gia vào cuộc sống của con.

Bạn chạy theo trẻ khắp sân chơi

Nếu bạn đang hành động như một lá chắn di động và dang rộng tay để ngăn con bạn khỏi ngã hoặc nghịch bẩn - bạn cần phải điều chỉnh lại bản thân. Bạn có thể bảo vệ cục cưng nhưng hãy chọn vị trí quan sát từ xa thay vì chạy đằng sau la hét, ngăn cản. Hãy theo dõi thời gian chơi của con từ một khoảng cách an toàn và chỉ can thiệp khi có dấu hiệu nguy hiểm như bé bị một trẻ lớn hơn con bạn ít nhất là 5 tuổi bắt nạt hoặc leo trèo những khu vực nguy hiểm.

Bạn luôn làm bài tập ở nhà cùng con

Bạn có liên tục ngồi cùng bàn học với con mỗi đêm, đọc từng câu hỏi và giải bài tập về nhà cùng…trước khi chúng chép vào vở? Hãy ngừng tốn thời gian của bạn vào việc có vẻ như rất sát sao này. Một cách tiếp cận tốt hơn đó là chỉ cùng con bạn đọc to các hướng dẫn cho bài tập và thảo luận về các mối liên quan cũng như giới hạn thời gian thích hợp cho từng chủ điểm.

"Hãy khuyến khích con để làm tốt nhất công việc của chúng và gợi mở bằng cách đặt câu hỏi" là lời khuyên tốt.

Bạn luôn lôi con vào để rửa tay hoặc đánh răng cho chúng

Có thể chỉ mất 20 phút mỗi tối trước khi các con đi ngủ, nhưng lời khuyên là hãy chấm dứt ngay hành động này thay vào đó dạy cho trẻ cách tự chăm sóc các nhu cầu riêng của con. Để sẵn xà phòng ở bồn rửa, có thể đặt thêm một chiếc ghế an toàn phù hợp cho các bé chưa đủ chiều cao để với tới vòi rửa. Dần dần, các con có kĩ năng và có thể tự kì cọ đôi chân của bé.

dau-hieu-chung-to-ban-qua-can-thiep-vao-cuoc-song-cua-tre

Bạn không khuyến khích trẻ biết chấp nhận rủi ro

Đây là bài học đầu tiên bạn cần bận tâm. Đừng cố sức cách ly trẻ khỏi những rủi ro không may, quá bảo vệ trẻ sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho cuộc đời của trẻ. Điểm thi thấp và có những hành động thiếu suy nghĩ…về mặt nào đó có thể cũng là những trải nghiệm để trẻ em phải suy nghĩ và rút ra bài học. Dạy các em cách biết chấp nhận rủi ro ở tuổi trưởng thành là điều nên làm hơn là biến chúng thành một "con gà ngơ ngác".

Bạn giải cứu trẻ quá nhanh

Thất bại là một phần quan trọng của cuộc sống, nhưng một số người trong chúng ta không sẵn sàng để cho phép đứa con nhỏ bé của của mình trải nghiệm những chuyện chúng ta không hài lòng. Thế hệ trẻ ngày nay đã không có cơ hội phát triển một số kỹ năng sống của trẻ con như chúng ta đã làm cách đây 30 năm bởi vì được người lớn chăm sóc quá kĩ càng. Mong muốn chăm sóc cho con mình và không muốn chúng gặp bất lợi khiến cha mẹ hoặc thầy cô đã luôn làm thay cho chúng ngay cả những điều nhỏ nhất như khai một sơ yếu lí lịch hoặc chủ động quyết định tham gia một khóa học... Chúng ta đã gỡ bỏ khỏi con cái những kĩ năng đối phó tối thiểu và cách giải quyết khó khăn khiến cho các em hoàn toàn không chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi trưởng thành".

Bạn quá dễ dàng khen ngợi con

Cổ vũ con quá mức khiến cho trẻ em tin rằng các em có tài năng. Đó là lời khen không trung thực và ngăn không cho các em phát hiện ra tài năng bẩm sinh của mình. Khi con cái tự cảm thấy sự cổ vũ đặc biệt từ bạn với bất kể những gì các con đạt được sẽ tạo ra một cảm giác sai lầm về sự tự tin và điều này sẽ nhanh chóng bị xẹp xuống và rất có thể dẫn đến trầm cảm khi các con dần nhận thức được vấn đề một cách thực tế, khi những đứa trẻ bước vào thế giới thực và nhận ra rằng mẹ là người duy nhất nghĩ nó tuyệt vời.

Sẽ thật khó khăn cho cha mẹ để vứt bỏ ý nghĩ rằng không cần dang tay ôm ấp bảo vệ con cái và làm tất cả mọi thứ cho chúng, nhưng bạn nên sớm suy nghĩ đến việc chúng ta nên từ bỏ quyền kiểm soát quá sâu vào cuộc sống của trẻ, điều này giúp trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết yếu và lòng tự tin cần thiết để hướng tới tương lai.

Mai Hương/HVQY

(theo sheknows.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét